Đảm bảo sự an toàn đến được bàn ăn của thực khách
Sau đây là danh sách tham khảo để kiểm tra các công đoạn chuẩn bị thức ăn, giúp bảo đảm thực khách của bạn luôn an toàn.
Từ công đoạn giao nhận thực phẩm đến thành phẩm nằm trên bàn ăn luôn chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Sau đây là danh sách những điều cần lưu ý ở mỗi công đoạn chuẩn bị thức ăn, giúp bảo đảm thực khách của bạn luôn an toàn.


1. Chọn nhà cung cấp đáng tin cậy
- Có uy tín - chọn nhà cung cấp có hồ sơ theo dõi tốt.
- Chất lượng - chú ý đến chất lượng của thực phẩm được cung cấp.
- Độ tin cậy - đảm bảo rằng họ có thể cung cấp hàng tươi mới và giao hàng đúng hạn .
- Kiểm tra - đối với các nhà cung cấp mới, đặt hàng mẫu hoặc số lượng nhỏ để kiểm tra trước.

2. Giao nhận
- Kiểm tra việc thực phẩm có bị nhiễm khuẩn chéo - ví dụ, thịt sống và rau tươi.
- Đảm bảo thông số kỹ thuật của sản phẩm - nếu là thực phẩm đông lạnh, đảm bảo sản phẩm chưa bị rã đông.
- Luôn kiểm tra bao bì để xem có bị hư hỏng hay không và tránh để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá lâu.
- Kiểm tra hạn sử dụng.

3. Phân loại và phân phối
- Mở các thùng carton và không đặt các thực phẩm trên sàn để ngăn ngừa sự sinh sản của gián và các loài gặm nhấm.
- Theo dõi bảng kiểm kê phân bố hàng hóa để giữ nguyên liệu tươi ngon.
- Ngăn ngừa việc nhiễm bẩn chéo bằng cách bảo quản thức ăn có thể ăn riêng với thực phẩm sống ở nhiệt độ chính xác.
- Click vào đây để biết về hướng dẫn nhiệt độ lưu trữ dành cho các thực phẩm khác nhau.
- Luôn đậy nắp thức ăn sống và nấu chín để tránh tiếp xúc với không khí.
- Làm nguội thực phẩm nấu chín trước khi cho vào tủ lạnh để giảm độ ẩm.

4. Chuẩn bị
- Khi thực phẩm đông lạnh được rã đông, không nên đông lạnh lại.
- Khi được lấy ra khỏi tủ lạnh, thực phẩm nên được nấu chín trong vòng 2 giờ đầu tiên.
- Rã đông thịt / hải sản đông lạnh trong thùng nhựa dưới vòi nước chảy để thức ăn tránh tiếp xúc với nhiệt độ phòng.
- Sử dụng các loại thớt riêng biệt cho từng loại thực phẩm sống và chín.

5. Nấu ăn và bảo quản
- Nấu kỹ thức ăn ở nhiệt độ tối thiểu cần thiết.
- Click vào đây để xem hướng dẫn nhiệt độ nấu ăn tối thiểu dành cho các thực phẩm khác nhau.
- Tránh để thức ăn tiếp xúc ở nhiệt độ phòng.
- Không kết hợp thức ăn mới nấu chín và thức ăn đã nấu được một thời gian (vì có thể đã bị nhiễm khuẩn).
- Trong khi hâm nóng thức ăn đã nấu, đảm bảo thực phẩm đạt được nhiệt độ tối thiểu cần thiết trong ít nhất 15 giây.
- Sử dụng nắp đậy cho thực phẩm ăn liền để tránh tiếp xúc với oxy.

6. Trình bày và phục vụ
- Nhân viên phục vụ phải duy trì vấn đề vệ sinh tốt trong khi phục vụ thức ăn - ví dụ, bằng cách cầm ly tách ở phần đáy hoặc tay cầm chứ không phải miệng ly tách, hoặc phục vụ với khay bất cứ khi nào có thể.
- Nhân viên phục vụ nên hiểu rõ về vệ sinh cá nhân của mình.
- Tiến hành lau chùi thường xuyên như lau bàn, quét, lau sàn và đổ rác.

7. Quản lý thức ăn dư thừa:
Thức ăn thừa đã bị ăn dở
- Không được dùng lại.
Thức ăn thừa còn nguyên:
- Hâm nóng đến nhiệt độ tối thiểu cần thiết.
- Click vào đây để xem hướng dẫn nhiệt độ nấu ăn tối thiểu dành cho các thực phẩm khác nhau.
- Thực phẩm chỉ nên hâm nóng một lần và được tiêu thụ trong vòng 12 giờ sau khi hâm nóng.
- Để tránh lãng phí, thức ăn thừa còn nguyên vẹn có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn khác.
- Dùng lại thức ăn khô trong vòng 2 ngày, và thức ăn ướt trong vòng 1 ngày.

8. Kiểm tra và thu hồi thực phẩm
- Trong trường hợp có khiếu nại, hãy nhớ lại ngay tất cả các công đoạn được nhắc đến trong lời khiếu nại từ dịch vụ, nhà bếp và nơi cất giữ.
- Quay lại tất cả các hoạt động - từ việc phục vụ thức ăn đến cách thức sản xuất, lưu trữ và giao nhận.
- Chỉ định một người nào đó trả lời khiếu nại của khách hàng - ghi lại thông tin liên quan đến khiếu nại về thực phẩm từ thực khách, chi tiết liên lạc, ngày và giờ ăn uống.
Hiểu rõ từng bước của quá trình xử lý thực phẩm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bẩn thực phẩm và đảm bảo thực phẩm an toàn hơn khi được phục vụ cho thực khách của bạn.
Trở về An toàn thực phẩm