Bí kíp vệ sinh cá nhân cho đầu bếp và An toàn khi sử dụng bếp ăn
Đảm bảo vệ sinh cá nhân và an toàn trong gian bếp với các bí quyết về quần áo, vệ sinh và sự an toàn sau đây.
Hãy đảm bảo an toàn cho thực khách cũng như uy tín của chính bạn bằng cách tuân thủ các quy tắc đơn giản sau đây.
Vệ sinh cá nhân
Gốc rễ của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm chính là vì sự cẩu thả trong vấn đề vệ sinh cá nhân của mỗi đầu bếp. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được coi trọng một cách đúng đắn trong phạm vi vệ sinh an toàn thực phẩm. Đừng để điều này xảy đến với căn bếp của bạn, hãy luôn đặt mình trong vai trò của một thực khách và cố gắng tuân thủ, giám sát điều kiện vệ sinh cá nhân của từng tay bếp, tránh xảy ra trường hợp thực phẩm bẩn gây ảnh hưởng đến khách hàng.
Cách ăn mặc:
- Đồng phục: Mặc đồng phục sạch mỗi ngày. Nên để đồng phục tại nơi làm việc, tránh mang ra ngoài vì có khả năng sẽ mang vi khuẩn về nhà bếp.
- Tạp dề: Với mỗi khu vực chế biến khác nhau nên có những loại tạp dề dài toàn thân khác nhau để tránh trường hợp thực phẩm từ thức ăn sống có thể gây nhiễm khuẩn cho thức ăn bạn đang chuẩn bị.
- Găng tay: Không sử dụng cùng một bao tay khi chế biến đồ ăn sống và khi nấu chín thức ăn, nên sử dụng các loại găng tay dùng một lần.
- Giầy: Nhân viên nhà bếp cần đi giầy chống trơn, có bảo vệ toàn bộ bàn chân để tránh bị bỏng , rơi thức ăn.
Cách để giữ gìn vệ sinh:
Nên:
- Giữ móng tay luôn trong tình trạng ngắn và sạch sẽ
- Giữ cho râu tóc gọn gàng và sạch sẽ – Nếu tóc dài phải cột lên
- Thường xuyên rửa tay thật sạch bằng xà phòng
- Làm việc trên mặt bàn sạch
- Sử dụng dụng cụ khác nhau đối với mỗi loại đồ ăn còn sống và đã nấu chín (thớt bằng nhựa và dao chặt)
Cách để giữ gìn vệ sinh:
Không nên:
- Hắt hơi trực tiếp vào đồ ăn
- Gãi cơ thể khi đang nấu ăn/ phục vụ khách hàng
- Chùi mặt/mũi bằng vai
- Ngoáy lỗ tai bằng tay
- Dùng tay không lau mồ hôi trên cơ thể
- Đeo phụ kiện
- Đi làm khi đang bị bệnh
Những hàng động này tuy đơn giản nhưng lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng và độ vệ sinh của thực phẩm. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên thường xuyên kiểm tra đội ngũ làm bếp mỗi buổi sáng nhằm đảm bảo mọi thành viên của đội tuân thủ kỷ luật trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
Bí kíp an toàn trong gian bếp
Vào các giờ ăn trưa và tối, bếp sẽ thường rất bận rộn và ồn ào. Điều mà bạn không bao giờ muốn xảy ra đó là có ai bị thương trong nhà bếp. Những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn tránh được tình trạng không mong muốn đó xảy đến.
Bình tĩnh
Không được hấp tấp hay chạy trong nhà bếp. Khi bạn cần phục vụ thực khách, giữ bình tĩnh và sự điềm đạm để đẩy nhanh quá trình phục vụ, thay vì gây ra sự hỗn loạn hoặc tai nạn không cần thiết.
Luôn để mắt đến bếp lò
Không được để bếp của bạn không có người canh chừng – một ngọn lửa nhỏ có thể nhanh chóng bùng lên và thiêu rụi nhà bếp.
Cẩn thận với khí ga
Tắt ga khi không sử dụng bếp để tránh nguy cơ cháy nổ.
Hãy bảo quản vật dụng nguy hiểm ở nơi an toàn
Không được để các vật sắc nhọn hay nóng trong tình trạng không được che đậy ở một góc khuất. Trong giờ ăn, nhân viên nhà bếp có thể sẽ gặp nguy hiểm. Hãy để những vật dụng đó tại nơi an toàn.
Sử dụng đúng thiết bị
Sử dụng các thiết bị nói chung và dụng cụ nhà bếp nói riêng phù hợp với mục đích cần sử dụng.
Có bộ sơ cứu đầy đủ
Luôn bố trí hộp cứu thương và bình cứu hỏa trong tầm với và đảm bảo các thiết bị này vẫn còn hạn sử dụng.
Mỗi cá thể trong một gian bếp đều phải có trách nhiệm đối với sự an toàn của bản thân, đồng nghiệp và thực khách. Hãy biến không gian làm việc trở thành một nơi sáng tạo, truyền cảm hứng và đặc biệt là không gây hại cho bất kì ai. Phải luôn thận trọng và có kỷ luật để tránh những tình huống xấu nhất xảy đến, an toàn cho chính bạn cũng có nghĩa là đem sự an toàn đến với tất cả mọi người.
Trở về Bí quyết cho đầu bếp