Thực hành xây dựng thực đơn lành mạnh
Một số lời khuyên thiết thực về cách điều chỉnh, làm mới thực đơn và món ăn của bạn để làm cho chúng lành mạnh hơn và hấp dẫn hơn với thực khách.
Có nhiều cách để làm cho thực đơn của bạn lành mạnh, dinh dưỡng hơn. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về một số bài thực hành phổ biến, giúp bạn tạo ra những bữa ăn lành mạnh, ngon miệng hơn cho thực khách.
Hiểu về thông tin thực phẩm trên bao bì
Thông tin trên bao bì sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm, bao gồm cả hàm lượng dinh dưỡng. Đọc nhãn thực phẩm đúng cách và truyền đạt nội dung về hàm lượng dinh dưỡng cho thực khách có thể giúp họ đưa ra lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn. Điều này có thể được vận dụng theo một số cách như sau:
- Cung cấp thông tin dinh dưỡng để chia sẻ với thực khách khi được hỏi.
- Sử dụng thông tin dinh dưỡng để tạo ra các bữa ăn cân bằng, đa dạng và tốt cho sức khoẻ hơn.
- Xác định các chất có thể gây dị ứng trong thực phẩm và lưu ý chúng với thực khách.
- Lập kế hoạch chế độ ăn uống đặc biệt cho các vấn đề cụ thể được quan tâm như natri, chất béo, cholesterol và calo.
Đặc điểm của bữa ăn tốt cho sức khoẻ
Tìm hiểu các đặc điểm của bữa ăn tốt cho sức khoẻ và cách áp dụng chúng để tạo ra một thực đơn tốt hơn cho nhà hàng của bạn. Một thực đơn lành mạnh nên có:
- Đầy đủ chất dinh dưỡng trong một khẩu phần.
- Có sự cân bằng chất dinh dưỡng.
- Sử dụng vừa phải lượng chất dinh dưỡng được khuyên dùng.
- Cung cấp đa dạng các loại nguyên liệu và các nguồn dinh dưỡng.
Phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn
Sau khi nắm những đặc điểm của bữa ăn tốt cho sức khoẻ, hãy cùng xem các phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn mà bạn có thể áp dụng:
- Hấp – Không cần dầu và giúp giữ lại nhiều dưỡng chất.
- Luộc – Không cần dầu, phương pháp này không tăng calo thức ăn.
- Chần – Phương pháp nấu không có chất béo để gia tăng độ mềm tự nhiên của các nguyên liệu như trứng, cá và rau.
- Áp chảo hoặc xào – Là lựa chọn tốt thay thế cho việc chiên ngập dầu. Các chất dinh dưỡng và màu sắc tự nhiên của nguyên liệu sẽ được giữ lại, làm cho thực phẩm hấp dẫn hơn.
- Nướng – Cách chế biến này khiến chất béo có trong nguyên liệu giảm đi trong quá trình nấu. Cẩn thận không để thịt cháy, vì phần cháy khét dẫn đến nguy cơ ung thư tăng cao.
Thay thế bằng gia vị có lợi cho sức khoẻ
Dưới đây là danh sách các gia vị lành mạnh có thể thay thế gia vị thông thường:
- Trái cây, mật ong, siro lá phong – Đây chính là nguồn cung cấp đường tự nhiên đầy bổ dưỡng.
- Nguyên liệu tạo mùi thơm (hành, tỏi, gừng, v.v.) – Giúp thêm hương vị món ăn mà không cần sử dụng quá nhiều muối.
- Gia vị nướng, các loại hạt – Thêm mùi thơm và hương vị cho món ăn của bạn.
- Dầu hương vị – Đây là lựa chọn lành mạnh hơn, có thể thay thế cho bơ.
- Giấm từ cam quýt – Có hương vị đặc trưng nhưng nhẹ nhàng, giúp giảm lượng muối.
Khẩu phần ăn lành mạnh hơn
Ăn uống lành mạnh không chỉ là tăng thêm vitamin và khoáng chất trong các món ăn mà còn phải cân bằng khẩu phần ăn cho thực khách của bạn. Dưới đây là một số mẹo để chia khẩu phần ăn hợp lý, thúc đẩy chế độ ăn uống cân bằng:
- Đảm bảo món ăn được cân bằng bởi ngũ cốc nguyên hạt, protein lành mạnh và rau hoặc trái cây.
- Giảm tỷ lệ tinh bột trong các món ăn và tăng tỷ lệ các món salad.
- Giảm bớt lượng nước xốt và nước chấm phục vụ trong một món ăn.
Các chiến lược khác
Bên cạnh việc phục vụ thực khách một bữa ăn ăn cân bằng chứa đầy chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, bên dưới là một số mẹo khác giúp bạn hoàn thiện thực đơn ăn uống lành mạnh trong nhà hàng của mình:
- Sử dụng các nguyên liệu tươi, được đóng gói cẩn thận và có thông tin dinh dưỡng.
- Sử dụng nhiều hơn các sản phẩm hữu cơ.
- Hạn chế phụ thuộc vào phụ gia thực phẩm.
- Bổ sung vào thực đơn những món ăn có lợi cho sức khoẻ hơn.
- Khuyến khích, giới thiệu cho thực khách những món ăn có lợi cho sức khoẻ.
- Giới thiệu đến thực khách thực đơn cao cấp gồm những món ăn lành mạnh.
Trở về DINH DƯỠNG & MIỄN DỊCH